HomeKiến thức quản trịChiến lược kinh doanh là gì? Các nguyên tắc cần lưu ý...

Chiến lược kinh doanh là gì? Các nguyên tắc cần lưu ý khi xây dựng chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh (Business Strategy), hay còn gọi là chiến lược (Strategy), là một kỹ năng quan trọng cần có các chủ doanh nghiệp phải có để đưa doanh nghiệp của họ đến với thành công. Đây là từ thường được nhắc đến rất nhiều trong các diễn đàn kinh doanh. Các chủ doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược kinh doanh sáng suốt để đạt được thành công.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu với Góc Quản Trị chiến lược kinh doanh là gì và những lưu ý khi xây dựng chiến lược kinh doanh nhé!

The importance of a Business Strategy - Business Doctors

1. Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh (Tiếng Anh: Business Strategy) là một kế hoạch dài hạn để đạt được các mục tiêu kinh doanh đã định sẵn. Đây là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu dài hạn của mình.

Chiến lược kinh doanh thể hiện thế mạnh và nguồn lực có thể huy động của doanh nghiệp, cũng như các cơ hội và điểm yếu mà nó phải đối mặt.

Chiến lược kinh doanh được xem là một phần tổng thể trong một bản kế hoạch kinh doanh và bao gồm một chuỗi các phương pháp và cách thức hoạt động kinh doanh trong một thời gian dài. Tuy nhiên, chiến lược kinh doanh về bản chất không quá khác biệt so với các khái niệm cơ bản của chiến lược.

Cần lưu ý rằng chiến lược và chiến thuật là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Chiến thuật là một phần của chiến lược, nhưng chiến lược kinh doanh là một khái niệm cao hơn và sở hữu những tính chất khác. Hiểu một cách đơn giản, chiến thuật là một phần của chiến lược kinh doanh.

Chiến lược kinh doanh thành công khi nó giúp doanh nghiệp tăng trưởng, cạnh tranh với đối thủ và đạt được hiệu quả tài chính. Để đạt được thành công này, một chiến lược kinh doanh phải hội tụ đủ các yếu tố như: Cách để đạt được mục tiêu, điểm khác biệt với đối thủ và mục tiêu tăng trưởng doanh thu.

2. 07 lưu ý khi xây dựng chiến lược kinh doanh

Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một chiến lược kinh doanh chính xác. Để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả, bạn có thể tham khảo 7 chiến lược quan trọng và cơ bản sau đây:

2.1. Chiến lược khác biệt hoá

Không cần phải trở thành “thứ nhất” trong lĩnh vực, ngành nghề… Đơn giản doanh nghiệp chỉ cần trở nên khác biệt so với số đông đã là sự thành công vượt bậc.

Hãy tưởng tượng bạn đang mở một cửa hàng bán bánh mì trên con phố Chùa Láng, xung quanh bạn có 7749 hàng bánh mì khác. Bạn chắc chắn là không thể nào hút được khách của tất cả đối thủ rồi, phải không? Thay vào đó, hãy tạo ra lợi thế cạnh tranh so sánh nhằm ghi dấu ấn trong lòng khách hàng.

Ví dụ: Hãy thử sáng tạo ra một loại tương ớt đặc biệt – thay vì dùng tương ớt công nghiệp đóng chai; hay đơn giản là hãy tạo những chiếc bao bì thật bắt mắt và thân thiện với môi trường – vì chủ yếu khách hàng khu vực này là sinh viên mà.

Chiến lược tệ nhất chính là việc bạn cố gắng “copy paste” từ đối thủ. Kể cả việc bạn có thể sao chép y hệt từ các cửa hàng bánh mì khác, nhưng chưa chắc khách hàng đã từ bỏ cửa hàng đối thủ và mua tại cửa hàng của bạn (trừ khi bạn có mức giá rẻ hơn, hoặc bạn có gì đó nổi trội hơn đối thủ) nhưng chung quy lại – vẫn là cần khác biệt hoá phải không nào.

2.1. Kinh doanh là phải có lời

Làm kinh doanh không chỉ nằm trong việc có thị phần lớn nhất trên thị trường hoặc phát triển với tốc độ chóng mặt, mà còn tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, nếu chiến lược của bạn không rõ ràng liên quan đến số tiền bạn có thể kiếm được, thì không nên mất thời gian và công sức để thực hiện chúng.

Ví dụ: Có rất nhiều sàn thương mại điện tử thâm nhập thị trường Việt Nam trong những năm gần đây. Khoan hãy nói liệu họ kinh doanh có thật sự hiệu quả hay không, nhưng chúng ta có thể thấy rõ ràng họ đang đốt rất nhiều tiền cho quảng cáo và khuyến mại (freeship, giảm giá voucher, chạy quảng cáo, booking KOL…) và điển hình là Shopee.

Ban đầu có thể thấy, Shopee đã trở nên thành công do có số lượng user và doanh thu vượt trội hơn hẳn các đối thủ còn lại (Tiki, Lazada, Sendo…) nhưng từ khi thâm nhập thị trường Việt Nam thì Shopee lại là doanh nghiệp chịu lỗ nhiều nhất.

Ngoài ra, với sự phát triển gần đây của Tiktok Shop, số liệu thống kê quý IV/2022 cho thấy Shopee thậm chí bị Tiktok Shop vượt mặt về doanh thu một cách dễ dàng dù đây chỉ là một anh tân binh mới nổi.

Vậy câu hỏi ở đây là: Nếu kinh doanh không có lời thì chúng ta phải làm gì? Và Shopee đã lựa chọn cắt giảm nhân sự và cắt giảm hoạt động quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng đi rất nhiều.

2.3. Cần thấu hiểu thị trường khi xây dựng chiến lược kinh doanh

Để thành công trong kinh doanh, bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu và cách phục vụ họ tốt nhất. Bạn không thể bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho tất cả mọi người, vì mỗi người có nhu cầu khác nhau và bạn chỉ có một số lượng khách hàng tiềm năng hợp lý.

Ví dụ đơn giản nhất: Các thương hiệu thức ăn nhanh trên Thế giới không thật sự thành công ở Việt Nam (điển hình nhất là Burger King và McDonalds). Điều này không phải vì chất lượng sản phẩm của họ kém, khâu Marketing không tiếp cận được khách hàng… mà chính là vì họ không thấu hiểu thị trường Việt Nam.

Tại sao người Việt Nam phải bỏ tiền ăn Burger King và McDonalds, trong khi họ có thể ăn bánh mì truyền thống (và vô cùng tươi ngon) của Việt Nam với mức giá chỉ rẻ bằng 1/3 – 1/5 giá và đa dạng về hương vị, chất lượng hơn so với các thương hiệu đồ ăn nhanh kia.

Ngoài ra, người Việt Nam chúng ta chỉ cần bước chân ra cửa nhà là sẽ đập vào mắt vô số hàng quán ăn mỗi sáng: Nào thì phở bò, bánh mì, bánh bao, bún, xôi… Và tất cả đều nóng hổi cùng mức giá phải chăng, vậy nên hà cớ gì họ sẽ chi trả nhiều tiền hơn cho những đồ ăn nhanh có hại cho sức khoẻ.

Chính vì vậy, cần thật sự thấu hiểu thị trường khi doanh nghiệp xây dựng bất kỳ chiến lược kinh doanh nào.

Biết địch, biết ta – trăm trận, trăm thắng

2.4. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu chính xác

Để trở nên thành công trong kinh doanh, bạn cần xác định rõ nhóm khách hàng mục tiêu và cách phục vụ họ tốt nhất.

Bạn không thể bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho tất cả mọi người, vì mỗi người có nhu cầu khác nhau và bạn chỉ có một số lượng khách hàng tiềm năng hợp lý.

Từ ví dụ đơn giản với McDonalds và Burger King ở phía trên, chúng ta có thể thấy rõ ràng nhất việc xác định khách hàng mục tiêu (và quy mô của khách hàng) quan trọng như thế nào.

Phải nói rằng, hai thương hiệu đồ ăn nhanh trên vẫn có khách hàng là những bạn trẻ chủ yếu (theo quan sát của bản thân mình), tuy nhiên không phải bạn trẻ nào cũng dư dả tài chính để chi trả cho những bữa ăn mang tính đắt đỏ và nhỉnh hơn so với các đồ ăn, thức uống của các cửa hàng truyền thống bên ngoài.

Chính vì vậy, việc xác định khách hàng mục tiêu cũng là tiêu chí quyết định sự sống còn của doanh nghiệp!
chân dung khách hàng mục tiêu
Chân dung khách hàng mục tiêu

2.5. Học cách từ chối

Khi bạn đã hiểu rõ thị trường và khách hàng, xây dựng được giá trị cam kết cho doanh nghiệp của mình, bạn sẽ nhận ra rằng có nhiều thứ mà bạn phải từ chối.

Sẽ có nhiều khách hàng mà bạn không phục vụ, nhiều hoạt động mà bạn không cần thực hiện và nhiều sản phẩm và dịch vụ mà bạn không nên cung cấp.

Trong chiến lược kinh doanh, xác định những gì cần làm và những gì không nên làm.

Ví dụ: Cửa hàng của bạn hiện tại đang kinh doanh bánh mỳ (chỉ có bạn tự kinh doanh). Khách hàng có mua hàng và nói với bạn: Nếu bạn mở thêm bánh bao và xôi thì chắc chắn sẽ rất đông khách. Nhưng liệu đây có phải là một lời khuyên hợp lý hay không? Hãy cân nhắc tới việc liệu bạn có thể chuẩn bị ngần ấy món ăn một lúc, hay liệu quầy hàng rong của bạn có thể bày nhiều như thế và chạy qua lại đáp ứng khách hàng được không.

Khách hàng là thượng đế, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

>>> Tìm hiểu thêm: Business Model Canvas – tất tần tật những thông tin cần biết

2.6. Luôn chủ động thay đổi, sáng tạo

Để thành công trong việc xây dựng một chiến lược kinh doanh, công ty cần phải khả năng nhạy bén và nhanh chóng phát hiện các xu hướng mới trên thị trường, trong đó bao gồm sự phát triển của đối thủ, nhu cầu và hành vi của khách hàng và sự tiến triển của công nghệ.

Nếu không có khả năng thích nghi và thay đổi theo thời gian, doanh nghiệp có thể dậm chân và thậm chí thất bại.

Ví dụ: Một ví dụ vô cùng điển hình ở đây là Nokia. Mặc dù là doanh nghiệp sản xuất điện thoại lớn nhất thị trường những năm 2000-2010, nhưng Nokia đã chậm trễ và quá tự tin vào sản phẩm của mình. Điều này dẫn đến việc khi những dòng điện thoại thông minh ra đời (Iphone và các sản phẩm sử dụng hệ điều hành Android), Nokia đã không thể ứng phó và thay đổi kịp, dần dần trở nên biến mất khỏi thị trường điện thoại.

Việc chủ động thay đổi, sáng tạo sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cũng chính là hoạt động kéo dài vòng đời cho chính sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

Cần chủ động thay đổi, sáng tạo để kéo dài vòng đời sản phẩm

2.7. Cần số liệu để ra quyết định

Để xây dựng một chiến lược kinh doanh thành công, bạn cần phải có một tư duy hệ thống và sử dụng dữ liệu chính xác để đưa ra các giả định cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Phán đoán của bạn không luôn chính xác 100%, do đó cần có số liệu thực tế để phán đoán về khách hàng, xu hướng thị trường và nhiều yếu tố khác.

Ví dụ đơn giản nhất, chúng ta thường nói rằng “biết trước đã giàu”. Đâu có ai có thể dự đoán đúng nếu như không có số liệu và dẫn chứng cụ thể (kể cả việc bạn có căn cứ để đưa ra quyết định, chưa chắc quyết định của bạn đã đúng – nhưng nó sẽ giúp giảm thiểu phần nào rủi ro thất bại).

Chiến lược kinh doanh là gì? Khái niệm, Mục tiêu, Vai trò | Góc Quản Trị

3. Đặc điểm của chiến lược kinh doanh

Tiếp theo đó, chúng ta cần phải hiểu được đặc điểm của chiến lược kinh doanh là gì để từ đó lựa chọn, xây dựng chiến lược kinh doanh sao cho thật phù hợp.

Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch dài hạn để đạt được sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp, và nó định hướng sử dụng tối ưu các nguồn lực có sẵn để đạt được mục tiêu này.

Chiến lược kinh doanh khác biệt so với chiến thuật kinh doanh bởi nó có khả năng đánh giá và khám phá các cơ hội và thách thức trên thị trường, và có sự ổn định theo thời gian hơn là việc thực thi một chiến thuật kinh doanh.

Chiến lược kinh doanh không phải là mô hình có tính bất biến. Nếu có sự biến động trong thị trường, hoặc nếu biến động đó là vừa và nhỏ, thì có thể cần phải thay đổi chiến thuật để phù hợp, không phải là chiến lược. Chiến lược chỉ cần thay đổi khi biến động trong thị trường là rất lớn.

Để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả, cần phải có sự đồng cảm và đồng hành của tập thể doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp kế hoạch được áp dụng mà còn giúp tăng tính cộng tác của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, tăng hiệu quả hoạt động của công ty.

Khi xây dựng chiến lược kinh doanh, cũng cần đưa vào tính toán các xu hướng thị trường và nhu cầu của khách hàng, để đảm bảo chiến lược phù hợp với thị trường và có khả năng thực hiện.

Các công ty cũng cần sử dụng các công cụ phân tích, như SWOT Analysis – bản đồ SWOT, để đánh giá tình hình hiện tại và xác định những ưu điểm và khuyết điểm của doanh nghiệp, để đảm bảo rằng chiến lược được xây dựng trên cơ sở tốt nhất.

Tổng kết lại, chiến lược kinh doanh có một số đặc điểm chính sau:

  1. Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch dài hạn với mục tiêu đạt được sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
  2. Chiến lược kinh doanh tập trung vào việc sử dụng tối ưu các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu dài hạn.
  3. Chiến lược kinh doanh có khả năng đánh giá và khám phá các cơ hội và thách thức trên thị trường, và xác định các hoạt động cần thực hiện để tận dụng các cơ hội đó.
  4. Chiến lược kinh doanh không chỉ quan tâm đến các hoạt động kinh doanh hiện tại, mà còn quan tâm đến các hoạt động tương lai của doanh nghiệp.
  5. Chiến lược kinh doanh là một tiến trình không ngừng, vì vậy cần phải tiến hành đánh giá và cập nhật liên tục để đảm bảo rằng nó vẫn phù hợp với các yêu cầu và điều kiện hiện tại của doanh nghiệp.

4. Vai trò của chiến lược kinh doanh

Đúng, chiến lược kinh doanh là kế hoạch dài hạn với mục tiêu đạt được sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nó tập trung vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu dài hạn.

Chiến lược kinh doanh cũng có khả năng đánh giá và khám phá các cơ hội và thách thức trên thị trường, và xác định các hoạt động cần thực hiện để tận dụng các cơ hội đó.

Để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả, cần có sự đồng cảm và đồng hành của tập thể doanh nghiệp và cần đưa vào tính toán các xu hướng thị trường và nhu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, chiến lược kinh doanh còn có vai trò chỉ định và phân bổ nguồn lực về nhân lực, tài chính để thực thi các chiến thuật cụ thể.

Vai trò của chiến lược kinh doanh - Góc Quản Trị

5. Các chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp

Sản phẩm/ Thị trường

Sản phẩm hiện tạiSản phẩm có liên quan

Sản phẩm mới

Khách hàng hiện tại

Thâm nhập thị trườngMở rộng sản phẩmPhát triển sản phẩm

Thị trường có liên quan

Mở rộng thị trường

Mở rộng kinh doanhPhát triển kinh doanh thị trường tập trung
Khách hàng mớiPhát triển thị trườngPhát triển kinh doanh: sản phẩm tập trung

Đa dạng hóa

(Nguồn: Internet)

Để quản lí tốt các công việc hiện tại hoặc tìm kiếm các công việc mới cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải quyết định xem nên tập trung vào khách hàng hiện tại hay tìm kiếm khách hàng mới, hoặc là cả hai.

Ma trận thị trường sản phẩm là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp lựa chọn loại chiến lược phù hợp để đạt được mục tiêu của mình.

6. Xây dựng chiến lược kinh doanh

Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu với Góc Quản Trị cách để xây dựng một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh nhé

6.1. Bước 1: Xác định tầm nhìn (vision) của doanh nghiệp

Để xác định tầm nhìn của doanh nghiệp, có thể thực hiện các bước sau:

  1. Định hướng và xác định mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp: Điều này giúp doanh nghiệp xác định những gì mình muốn đạt được trong tương lai xa.
  2. Xác định những gì doanh nghiệp đang làm và những gì nó muốn làm: Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra một khả năng định hướng cho tầm nhìn của mình.
  3. Xác định khách hàng và các đối thủ cạnh tranh: Điều này giúp doanh nghiệp hiểu được mục tiêu của nó và những thách thức mà nó sẽ gặp phải trong tương lai.
  4. Xác định các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Điều này giúp doanh nghiệp xác định những giá trị cốt lõi mà nó muốn áp dụng trong hoạt động kinh doanh của mình.
  5. Xác định những điều cần thay đổi: Điều này giúp doanh nghiệp phát triển một kế hoạch để đạt được tầm nhìn của mình và có thể chỉnh sửa nó theo thời gian.
  6. Xác định các biện pháp cần thực hiện: Điều này giúp doanh nghiệp tìm ra các biện pháp cần thực hiện để đạt được tầm nhìn và mục tiêu dài hạn của mình.
  7. Thực hiện và đánh giá kết quả: Điều này giúp doanh nghiệp theo dõi và đánh giá hiệu quả của những biện pháp đã thực hiện và có thể chỉnh sửa những không hoạt động hiệu quả.

Ví dụ về tầm nhìn của doanh nghiệp:

Trở thành cửa hàng bán bánh mì đắt khách nhất khu phố Chùa Láng, nơi mà chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu

6.2. Bước 2: Xác định mục tiêu của doanh nghiệp

Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng chiến lược doanh nghiệp là xác định mục tiêu của doanh nghiệp.

Điều này giúp doanh nghiệp xác định những gì mình muốn đạt được trong tương lai xa, ví dụ như doanh thu, thâm nhập thị trường, tăng trưởng hoặc tạo ra giá trị cho cổ đông.

Tuy nhiên, các mục tiêu nên được xem xét tại các cấp độ chiến thuật thấp hơn, như chiến lược tiếp thị hoặc truyền thông, mà không nên tập trung vào việc đạt được sứ mệnh của công ty hoặc phản ánh các giá trị cốt lõi của công ty.

Để xác định các mục tiêu cấp cao thành công, doanh nghiệp cần phải thực tế và khả thi trong việc đặt ra chúng. Các mục tiêu là các tiêu chí quan trọng trong việc xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và dẫn dắt hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai.

6.3. Bước 3: Phân tích doanh nghiệp và thị trường mục tiêu

Bước thứ ba trong quá trình xây dựng chiến lược doanh nghiệp là việc hiểu rõ về nội tại doanh nghiệp và thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp muốn nhắm đến.

Phân tích doanh nghiệp và phân tích thị trường là hai hoạt động quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh. Khi xây dựng chiến lược kinh doanh, bạn cần phải hiểu rõ về các mạch lạc của doanh nghiệp của mình, các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt. Bạn cũng cần hiểu rõ về kích thước và xu hướng của thị trường mục tiêu của bạn, nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó.

Những thông tin này sẽ giúp bạn xác định các mục tiêu và chiến lược kinh doanh phù hợp, và sẽ giúp bạn định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đó. Phân tích doanh nghiệp và phân tích thị trường cũng có thể giúp bạn định hướng các hoạt động marketing và bán hàng của doanh nghiệp để tăng doanh số và lợi nhuận.

Thị trường mục tiêu - Góc Quản Trị

6.4. Bước 4: Xác định lợi thế cạnh tranh so sánh của doanh nghiệp

Việc xác định được lợi thế cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp của bạn nổi trội hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh có thể được xác định bởi các yếu tố như:

  • Chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ: Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp có chất lượng tốt hơn so với các đối thủ, điều này có thể là một lợi thế cạnh tranh.
  • Giá cả: Nếu doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với giá cả tốt hơn so với các đối thủ, điều này cũng có thể là một lợi thế cạnh tranh.
  • Khả năng cung cấp: Nếu doanh nghiệp có khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với các đối thủ, điều này cũng có thể là một lợi thế cạnh tranh.
  • Thương hiệu: Nếu thương hiệu của doanh nghiệp được biết đến và đáng tin cậy hơn so với các đối thủ, điều này cũng có thể là một lợi thế cạnh tranh.

Xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì làm cho doanh nghiệp của bạn khác biệt và tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể giúp bạn xác định các mục tiêu và chiến lược kinh doanh phù hợp, và định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đó.

Lợi thế cạnh tranh so sánh cũng có thể giúp bạn xác định các hoạt động marketing và bán hàng phù hợp để tăng doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp.\

>>> Tham khảo thêm: 07 bước xây dựng kế hoạch Marketing thành công

6.5. Bước 5: Xây dựng khung chiến lược kinh doanh

Xây dựng khung chiến lược kinh doanh là quá trình tổng hợp và phân tích các yếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và xác định các mục tiêu và giải pháp để đạt được sự thành công trong tương lai.

Để xây dựng một khung chiến lược kinh doanh hiệu quả, bạn có thể làm theo các bước như sau:

  1. Phân tích doanh nghiệp và thị trường: Hiểu rõ về các mạch lạc của doanh nghiệp, yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt. Hiểu rõ về kích thước và xu hướng của thị trường mục tiêu, nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó.
  2. Xác định mục tiêu: Định rõ các mục tiêu kinh doanh dài hạn và ngắn hạn của doanh nghiệp. Mục tiêu cần được xác định rõ ràng, cụ thể và khả thi.
  3. Xác định lợi thế cạnh tranh: Phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để xác định cách doanh nghiệp có thể khác biệt và tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
  4. Xác định chiến lược: Sử dụng các thông tin đã được phân tích trong các bước trên để xác định chiến lược kinh doanh dài hạn và ngắn hạn cho doanh nghiệp. Chiến lược nên được định hướng rõ ràng và có thể theo dõi để đảm bảo sự tiến triển của doanh nghiệp theo hướng mong muốn.
  5. Xây dựng kế hoạch hoạt động: Xây dựng một kế hoạch hoạt động chi tiết để thực hiện chiến lược kinh doanh đã được xác định. Kế hoạch nên bao gồm các hoạt động cần thực hiện, thời gian thực hiện, và người trách nhiệm thực hiện.
  6. Đánh giá và điều chỉnh chiến lược: Định kỳ đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp theo tình hình thực tế và điều chỉnh kế hoạch hoạt động tương ứng để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang đi theo hướng mong muốn và đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét tình hình thị trường và các yếu tố bên ngoài để điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết.

7. Làm thế nào để đo lường sự thành công của một chiến lược kinh doanh

Sau khi triển khai chiến lược kinh doanh, nhà quản trị cần quan tâm tới liệu chiến lược kinh doanh này có phù hợp và có hiệu quả hay không. Chính vì vậy, lúc này bạn cần quan tâm tới cách đo lường sự hiệu quả của chiến lược kinh doanh.

đo lường hiệu quả chiến lược kinh doanh

Có nhiều cách để đo lường sự thành công của một chiến lược kinh doanh, bao gồm:

  • Đo lường doanh số: Đo lường tăng trưởng doanh số của doanh nghiệp so với các kỳ trước đó để xem xét sự thành công của chiến lược kinh doanh.
  • Đo lường lợi nhuận: Đo lường tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp so với các kỳ trước đó để xem xét sự thành công của chiến lược kinh doanh.
  • Đo lường tỷ lệ lợi nhuận: Đo lường tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp so với các kỳ trước đó để xem xét sự thành công của chiến lược kinh doanh. Tỷ lệ lợi nhuận được tính bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho doanh số.
  • Đo lường tỷ lệ chia sẻ thị trường: Đo lường tỷ lệ chia sẻ thị trường của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh để xem xét sự thành công của chiến lược kinh doanh.
  • Đo lường khách hàng hài lòng: Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp để xem xét sự thành công của chiến lược kinh doanh. Có nhiều cách để làm điều này, bao gồm thực hiện khảo sát khách hàng, đánh giá đánh giá của khách hàng trên các trang đánh giá trực tuyến, và theo dõi tỷ lệ phản hồi khách hàng.
  • Đo lường chất lượng nhân viên: Đo lường mức độ hài lòng và hiệu suất của nhân viên của doanh nghiệp để xem xét sự thành công của chiến lược kinh doanh. Có nhiều cách để làm điều này, bao gồm thực hiện khảo sát nhân viên, theo dõi tỷ lệ thôi việc và tỷ lệ tuyển dụng mới, và đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên.

>> Tham khảo thêm: KPI là gì? Những điều cần biết về KPI

8. Một số lưu ý khi triển khai chiến lược kinh doanh tại doanh nghiệp

Có một số lưu ý quan trọng khi triển khai chiến lược kinh doanh, bao gồm:

  • Thiết kế một kế hoạch chi tiết: Để triển khai chiến lược kinh doanh thành công, bạn cần có một kế hoạch chi tiết về các hoạt động cần thực hiện, người trách nhiệm, thời gian thực hiện và nguồn lực cần thiết.
  • Đảm bảo sự hỗ trợ từ lãnh đạo: Để triển khai chiến lược kinh doanh thành công, bạn cần đảm bảo rằng lãnh đạo của doanh nghiệp đồng ý và hỗ trợ chiến lược này.
  • Đảm bảo sự hiểu biết và đồng hành từ nhân viên: Để triển khai chiến lược kinh doanh thành công, bạn cần đảm bảo rằng tất cả nhân viên có hiểu biết về chiến lược sẵn sàng hỗ trợ từ phía nhân viên. Bạn có thể thông báo rõ ràng chiến lược kinh doanh cho nhân viên và hướng dẫn họ cách thực hiện các hoạt động liên quan nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
  • Tạo sự chuyển đổi: Triển khai một chiến lược kinh doanh có thể đòi hỏi sự chuyển đổi từ các quy trình cũ sang các quy trình mới. Bạn cần đảm bảo rằng các nhân viên được hướng dẫn và hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi này.
  • Đo lường và điều chỉnh kết quả: Để đảm bảo rằng chiến lược kinh doanh đang được thực hiện hiệu quả, bạn cần phải đo lường kết quả và điều chỉnh lại chiến lược nếu cần thiết.


Hi vọng rằng thông qua bài viết này, độc giả đã hiểu được KPI là gì và những lưu ý khi triển khai KPI tại doanh nghiệp.

Đừng quên theo dõi Website Góc Quản Trị để nhận được nhiều thông tin bổ ích nhé!

Nếu có bất kỳ vấn đề gì, bạn có thể liên hệ tác giả tại đây nhé:

NHẮN TIN CHO TÁC GIẢ

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments