HomeUncategorizedNhững điều cần biết về E-marketing

Những điều cần biết về E-marketing

E-marketing là một hình thức tiếp thị hàng hóa và dịch vụ thông qua internet.

E-marketing mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Để tìm hiểu cụ thể hơn về E-marketing, các bạn hãy đọc kỹ bài viết này nhé. 

1. Khái niệm về E-marketing

E-marketing là tiếp thị hàng hóa và dịch vụ thông qua internet. Nó giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng do số lượng người sử dụng internet ngày nay rất lớn. Nhiều công nghệ khác nhau được sử dụng trong tiếp thị điện tử, cho phép người mua hàng đọc quảng cáo, sử dụng/nhận phiếu giảm giá, xem hình ảnh sản phẩm, so sánh giá cả và mua hàng chỉ bằng vài cú nhấp chuột mà vẫn đảm bảo tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

E-Marketing: Definition, Tips, and Best Practices | Cleverism

  • Đặc điểm của E-marketing

E-marketing rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó:

  • Cho phép người dùng tìm kiếm được nhóm khách hàng tiềm năng qua internet 
  • Giúp doanh nghiệp giao tiếp hiệu quả hơn với khách hàng của mình
  • Cá nhân hóa chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp dựa trên sở thích của khách hàng
  • Tăng khả năng hiển thị thương hiệu với người dùng internet
  • Nhận diện những khách hàng tiềm năng thực sự quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp

  • Các hình thức phổ biến của E-marketing

E-marketing được sử dụng dưới nhiều hình thức tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của từng doanh nghiệp. 

3.1 SEO

SEO (Search Engine Optimization) hay còn gọi là hoạt động tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lượng truy cập mà không phải trả tiền từ các công cụ tìm kiếm như Google. Mục tiêu của SEO là giúp bài viết hay trang web xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm. Bằng cách đó, khách hàng tiềm năng sẽ nhìn thấy trang web của doanh nghiệp đầu tiên.

3.2 PPC

PPC (Pay per click) hay quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột là một phương pháp kỹ thuật số trong đó doanh nghiệp sẽ phải trả tiền cho các trang tìm kiếm, trang web mà họ đặt quảng cáo mỗi khi quảng cáo được nhấp vào. Điều khác biệt giữa PPC với SEO là doanh nghiệp phải trả tiền cho lượng  truy cập .

Khi được lên kế hoạch một cách có chiến lược, PPC có thể tăng lưu lượng truy cập vào một bài đăng hoặc trang web cụ thể. Chi phí dành cho PPC của doanh nghiệp sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ cạnh tranh của các từ khóa. Từ khóa có mức độ cạnh tranh cao sẽ có thể có chi phí cao hơn, trong khi từ khóa có mức độ cạnh tranh thấp có thể sẽ có chi phí thấp hơn.

3.3 Social Media Marketing

Social Media Marketing là việc doanh nghiệp sử dụng các kênh mạng xã hội để tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình. Một chiến lược social media marketing thành công đòi hỏi phải có các bài đăng hấp dẫn, thu hút sự tương tác từ khán giả. Đảm bảo rằng mọi nội dung doanh nghiệp đưa ra đều phục vụ một mục đích riêng biệt hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể giúp cho hoạt động social media marketing có hiệu quả. Các kênh mạng xã hội được nhiều người quan tâm hiện nay có thể kể tới Facebook, Instagram, Tik Tok, LinkedIn, Twitter, Reddit, v.v. 

3.4 Content Marketing

Content Marketing hay tiếp thị nội dung là một hoạt động tập trung vào việc sáng tạo, sản xuất và phân phối nội dung có ý nghĩa cho một hay nhiều nhóm đối tượng mục tiêu thông qua internet. 

Mục đích của content marketing là nâng cao nhận thức về thương hiệu thông qua việc chia sẻ thông tin, đồng thời thúc đẩy người đọc trở thành khách hàng của doanh nghiệp. Ví dụ về tiếp thị nội dung bao gồm các bài đăng trên blog, sách điện tử, podcast, bài báo, v.v.

3.5 Email Marketing

Email Marketing là hoạt động tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thông qua email. Chiến lược email marketing được xây dựng tốt sẽ giúp cho khách hàng không bị khó chịu như hình thức Spam email. Tiếp thị qua email ngày nay thường hướng đến những đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đã tìm hiểu kĩ.

Với hình thức này, doanh nghiệp cần cố gắng để cải thiện 2 chỉ số quan trọng là tỷ lệ mở email và tỷ lệ nhấp chuột vào liên kết sau khi mở nó. Tăng chỉ số của 2 tỷ lệ này sẽ giúp cho hoạt động email marketing mang lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp. 

3.6 Mobile Marketing

Mobile Marketing là một hình thức tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thông qua điện thoại hay hay tính bảng của người tiêu dùng. Hình thức này đa dạng với nhiều hoạt động như khuyến mãi qua tin nhắn (SMS marketing), quảng cáo trong các ứng dụng, thông qua các trang web trên thiết bị điện tử, v.v.

Mobile marketing có thể giúp doanh nghiệp thúc đẩy giá trị thương hiệu và nhu cầu đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ của các khách hàng tiềm năng vì nó có thể kết nối với người dùng mọi lúc mọi nơi chỉ cần họ đang sử dụng điện thoại. 

3.7 Affiliate Marketing

Affiliate Marketing là một hoạt động tiếp thị thông qua các liên kết. Hình thức này cho phép các cá nhân/ trang web quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bất kỳ thông qua các đường link. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm của họ một cách hiệu quả với chi phí thấp nhưng có lợi tức đầu tư cao, đồng thời nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu. 

 

3.8 Influencer Marketing 

Influencer Marketing là một hình thức tiếp thị sản phẩm, dịch vụ thông qua những người có tầm ảnh hưởng đến với công chúng. Các influencer sẽ được trả tiền để sáng tạo và chia sẻ các nội dung về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với những người quan tâm và theo dõi họ. 

  • Lợi ích và hạn chế của E-marketing

4.1 Lợi ích của E-marketing

E-marketing mang nhiều ưu điểm mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy:

  • Tiết kiệm chi phí: so với các phương thức quảng cáo truyền thống, E-marketing rẻ hơn khá nhiều. Ví dụ như sử dụng hình thức SEO một cách hiệu quả sẽ khiến bạn chỉ cần bỏ ra mức chi phí cực thấp.
  • Cho phép xây dựng mối quan hệ với khách khách hàng: tiếp thị qua internet sẽ giúp giữ chân và xây dựng mối quan hệ với khách hàng lâu dài. Ví dụ như khi khách hàng mua hay sử dụng dịch vụ của bạn, hãy gửi lời cảm ơn tới họ qua email. Hơn thế, bạn còn có thể chăm sóc, hỏi thăm khách hàng thường xuyên qua mobile.
  • Tiếp cận chính xác đến những nhóm khách hàng tiềm năng: nhờ sự phát triển của internet ngày nay, bạn có thể sử dụng các hình thức tiếp thị lên những nhóm đối tượng có hứng thú với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Điều này sẽ tránh việc tốn kém chi phí lên những đối tượng không có nhu cầu với doanh nghiệp của bạn.  

4.2 Hạn chế của E-marketing

Bên cạnh những lợi ích lớn thì E-marketing cũng có những hạn chế riêng:

  • Phải phụ thuộc vào công nghệ: hoạt động E-marketing sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ và internet. Những trục trặc  trong kỹ thuật hay đường truyền sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.
  • Tính bảo mật và quyền riêng tư của người dùng: nhiều sự việc rò rỉ thông tin đã xảy ra khiến cho những người sử dụng internet giờ đây rất thận trọng với những thông tin họ đưa lên hay những đường link, quảng cáo mà họ ấn vào. 

 

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments