HomeKiến thức MarketingPhân biệt Modern Trade và Traditional Trade

Phân biệt Modern Trade và Traditional Trade

Modern trade là cụm từ được sử dụng phổ biến trong các hoạt động kinh doanh trên toàn cầu. Vậy Modern trade là gì? Hình thức kinh doanh này có điểm gì khác biệt so với Traditional trade?

Cùng Góc Quản Trị tìm hiểu ngay các thông tin chia sẻ ở dưới đây nhé!

Modern trade là gì? Cách áp dụng modern trade vào kinh doanh
Modern trade là gì? Cách áp dụng modern trade vào kinh doanh

Modern trade là gì?

Modern trade là gì? Modern trade là thuật ngữ không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh. Modern trade được hiểu là thương mại điện tử hiện đại và thường xuất hiện rộng rãi trong kinh doanh và đặc biệt là ngành marketing.

Modern trade là hình thức kinh doanh bán hàng thông minh, có thể tiếp cận thị trường mục tiêu một cách chính xác và luôn đảm bảo các quy trình để các sản phẩm đến tay các hệ thống phân phối, đại lý và các cửa hàng bán lẻ.

Hệ thống phân phối thương mại hiện đại mang lại nguồn lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều trung tâm thương mại ra đời và các siêu thị, cửa hàng tiện lợi cũng theo đó mọc lên. Hình thức modern trade như một giải pháp thông minh thúc đẩy doanh số bán hàng cho các doanh nghiệp.

 

Modern trade và traditional trade

1. Traditional trade

Traditional trade là hình thức thương mại xuất hiện khá sớm trong lĩnh vực kinh doanh. Traditional trade bao gồm các chuỗi hệ thống các điểm bán lẻ, các đại lý, cửa hàng bán buôn sỉ lẻ,… Thường thì hệ thống bán hàng này có mạng lưới kết cấu khá phức tạp và chỉ cung cấp hàng hóa cho phần đa là người nội địa. Đặc điểm của Traditional trade là các đơn hàng thường được kết thúc giao dịch sớm và thường xuyên.

2. Modern trade

Ra đời sau hình thức Traditional trade, thì modern trade có những bước đột phá mới, tối ưu hóa lợi ích cho doanh nghiệp khi áp dụng hình thức thương mại hiện đại này vào các hoạt động kinh doanh. Modern trade thường là hệ thống các trung tâm thương mại lớn, các chuỗi siêu thị lớn, vừa và nhỏ có cơ cấu tổ chức và hoạt động tốt hơn so với hệ thống thương mại truyền thống.

Khi áp dụng hình thức modern trade thì các doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt được những nhu cầu sử dụng khách hàng cũng như những hành vi mua hàng. Từ đó có thể đưa ra những chiến lược bán hàng hiệu quả và có thể thu hút được số lượng lớn người tiêu dùng quan tâm và mua sắm.

Xây dựng Modern trade hiệu quả giúp thu hút được lượng lớn người tiêu dùng
Xây dựng Modern trade hiệu quả giúp thu hút được lượng lớn người tiêu dùng

 

Điểm khác biệt giữa hình thức modern trade và traditional trade

Khi đã nắm bắt được khái niệm về traditional trade và modern trade là gì? Thì chúng ta cùng đi sâu vào tìm hiểu những điểm khác biệt giữa 2 hình thức thương mại này là gì ở nội dung tiếp theo này nhé.

Điểm khác biệt rõ rệt nhất của hình thức modern trade và traditional trade có thể là hệ thống phân phối hàng hóa. Traditional trade thường có mạng lưới phân phối phức tạp và có tổ chức hơn so với hình thức modern trade.

Ở hình thức thương mại truyền thống thì các đại lý bán lẻ thường có xu hướng liên kết trực tiếp với nhà sản xuất, tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức phân phối gián tiếp hoặc trực tiếp.

Khác với hình thức thương mại truyền thống thường cung cấp hàng hóa bằng hình thức mua hàng trực tiếp và thanh toán tiền mặt tại các cửa hàng, thì hình thức thương mại hiện đại được kết hợp hình thức bán hàng trực tuyến và thanh toán bằng hóa đơn điện tử.

Với hình thức thương mại hiện đại mọi giao dịch mua bán hàng hóa có thể diễn ra ở khắp mọi nơi, mọi lúc mà không cần phải phụ thuộc vào thời gian mở đóng cửa hay địa điểm của cửa hàng cung cấp như hình thức thương mại truyền thống.

Modern trade tối ưu hóa sự tiện ích và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Modern trade tối ưu hóa sự tiện ích và lợi nhuận cho doanh nghiệp

 

Áp dụng hình thức modern Trade hiệu quả trong kinh doanh siêu thị

Để giúp cho hình thức kinh doanh modern trade đạt được kết quả cao nhất, giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao và tránh được các rủi ro hàng hóa. Dưới đây là một số cách áp dụng hình thức modern trade hiệu quả trong kinh doanh siêu thị.

1. Chiến thuật modern trade tập trung vào các gian hàng bán lẻ

Đối với hình thức kinh doanh modern trade, thì tất cả quyền lợi đều được tập trung cho những gian hàng bán lẻ. Mọi hoạt động mua bán trong siêu thị đều phải tuân theo một quy trình chặt chẽ, có tổ chức của điểm bán.

Khi trưng bày kênh modern trade trong siêu thị thì các quản lý của các gian hàng bán lẻ đều phải kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm cũng như chú trọng đến sự tương tác của khách hàng với khu trưng bày sản phẩm. Bên cạnh đó các nhà quản lý cần triển khai các hoạt động để thu hút được sự chú ý của khách hàng, nhằm thúc đẩy sự mua bán để có được kết quả bán hàng tốt nhất.

2. Xây dựng Mainshelf (kệ chính) nổi bật

Trong tất cả các ngành nghề kinh doanh thì địa điểm kinh doanh lý tưởng luôn là yếu tố tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Tương tự như thế khi trưng bày gian hàng ở trong siêu thị, thì vị trí đắc địa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh số bán hàng cũng như lợi nhuận thu về.

Đồng thời vị trí trưng bày gian hàng cũng là yếu tố để định vị thương hiệu và sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Đây cũng chính là lý do mà thường có những sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu để tìm vị trí kệ chính lý tưởng.

Khi xây dựng gian hàng trên Mainshelf (kệ chính), chủ gian hàng cần tính toán tốt yếu tố vị trí, diện tích và thương hiệu. Đáp ứng được này yếu tố đó sẽ giúp gian hàng của bạn nổi bật trên mainshelf. Bởi trưng bày những sản phẩm có thương hiệu uy tín sẽ thu hút được sự quan tâm từ người tiêu dùng và có một diện tích phù hợp để có thể trưng bày đa dạng các sản phẩm, nhằm đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng cũng như tăng tính chuyên nghiệp cho cửa hàng.

3. Chú trọng đến số lượng sản phẩm trưng bày

Bên cạnh yếu tố vị trí và diện tích gian hàng thì cách bày trí các sản phẩm khéo léo, phân chia các mặt hàng một cách khoa học thì sẽ tạo được hiệu ứng tốt nhất, giúp hấp dẫn được ánh nhìn từ những khách hàng dạo qua. Một gian hàng bố trí nhiều sản phẩm khác nhau đa dạng các mẫu mã thì sẽ được người tiêu dùng chú ý đến nhiều hơn.

Một điều quan trọng bạn cần lưu ý khi áp dụng modern Trade trong kinh doanh siêu thị đó là số lượng sản phẩm trưng bày. Các sản phẩm được đánh giá cao, chiếm được nhiều thị phần thì cần trưng bày nhiều hơn trên gian hàng.

Có nghĩa là trên gian hàng trưng bày trong siêu thị của bạn một sản phẩm được quan tâm nhiều hơn, chiếm 20% thị phần thì diện tích trưng bày sản phẩm cũng phải tương đồng là 20% diện tích. Khi trưng bày sản phẩm theo nhu cầu thị hiếu của khách hàng sẽ giúp tránh được sự cung cấp gián đoạn do hết hàng, gây ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.

Áp dụng hình thức Modern trade hiệu quả trong mô hình kinh doanh siêu thị
Áp dụng hình thức Modern trade hiệu quả trong mô hình kinh doanh siêu thị

Tổng kết

Ở nội dung bài viết trên Góc Quản Trị đã chia sẻ tất cả thông tin hữu ích về hình thức Modern trade, và cũng là lời giải đáp cho thắc mắc Modern trade là gì? Hy vọng bạn đọc có thêm kiến thức về hình thức thương mại này, và có thể sử dụng để nâng cao doanh số bán hàng tốt nhất.


Đừng quên theo dõi Website Góc Quản Trị để cập nhật thêm thông tin bổ ích nhé!

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments