HomeKiến thức quản trịQuản trị tài chính là gì? Các nguyên tắc quản trị tài...

Quản trị tài chính là gì? Các nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính là gì? Có thể bạn đã biết? Khi kinh doanh nếu không có kiến thức về tài chính sẽ rất khó trong việc vận hành và phát triển.

Vậy quản trị tài chính là gì? Vì sao một người làm quản lý cần biết cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả? Nguyên tắc quản trị tài chính là gì?

Hãy cùng Góc Quản Trị tham khảo và đi tìm khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp nhé.

Quản trị tài chính là gì?

Ngành quản trị tài chính là gì? Quản trị tài chính hay còn gọi là Financial Management là một quá trình lên kế hoạch các hoạt động liên quan đến tài chính của một tổ chức / doanh nghiệp. Nó có liên quan tới các khoản như: lợi nhuận, chi phí, tiền mặt và tín dụng…

Quản trị tài chính đóng vai trò khá quan trọng, chúng được xem là mắt xích giúp các hoạt động kinh doanh được hiệu quả. Một nhà lãnh đạo chỉ biết kinh doanh nhưng không có chiến lược tài chính tốt cũng sẽ gặp nhiều trở ngại và làm chậm quá trình phát triển của doanh nghiệp. Vậy mục tiêu của quản trị tài chính là gì?

Quản trị tài chính là gì?
Quản trị tài chính là gì?

Mục tiêu của quản trị tài chính

Chúng ta luôn bảo quản lý tài chính chiếm vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy thực tế mục tiêu của hoạt động này là gì?

  • Tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sau thuế: Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đang có lãi hay là bị thua lỗ. Do đó nên sử dụng quản trị tài chính doanh nghiệp để tối đa hóa được lợi nhuận sau thuế.
  • Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp dựa vào vốn cổ phần: Một chiến lược quản trị tài chính tốt sẽ giúp doanh nghiệp bao quát được các yếu tố khác nhau như: Thời gian, rủi ro,

Chức năng của quản trị tài chính

Một doanh nghiệp thành công chắc chắn sẽ không bỏ qua việc lên plan quản trị tài chính bài bản. Bởi chúng có vai trò:

Chức năng của quản trị tài chính
Chức năng của quản trị tài chính

 

Phân bổ và kiểm soát được nguồn quỹ hiệu quả

Nhà quản trị tài chính doanh nghiệp không chỉ biết cách lập kế hoạch phân bổ và sử dụng quỹ tài chính mà còn phải kiểm soát tài chính hiệu quả. Ngoài kinh doanh về sản phẩm / dịch vụ chính, các nhà lãnh đạo sẽ phải đưa ra quyết định phân bổ dòng tiền có thể là đầu tư để đem lại lợi nhuận tốt nhất.

Ước tính các nhu cầu về vốn cần thiết

Ngoài việc phát triển và điều hành doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo cần biết cách ước tính và dự đoán được lượng vốn cần thiết. Vấn đề này sẽ phụ thuộc vào chi phí và lợi nhuận dự kiến của các hoạt động với chính sách trong tương lai.

Xác định và lựa chọn nguồn vốn

Một doanh nghiệp hoạt động tốt hay không còn phụ thuộc vào nguồn tài chính của công ty. Do đó một vài doanh nghiệp thường muốn phát triển sản phẩm / doanh nghiệp của mình nhưng bị hạn chế về nguồn vốn. Điều này dẫn đến việc họ cần được đầu tư hoặc huy động vốn từ các nhà đầu tư khác. Một số điển hình có thể thấy từ chương trình Shark tank Việt Nam.

Tuy nhiên việc xác định và lựa chọn nguồn vốn cần phải tuân theo nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp. Việc kêu gọi vốn cần phải có chiến lược và tính toán, vì chúng có thể dễ làm doanh nghiệp của bạn rơi tay vào người khác.

Các nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp

Dù là doanh nghiệp SMEs hay tập đoàn lớn thì các nhà lãnh đạo cần phải tuân phải các nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp:

Các nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp
Các nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp

Rủi ro càng cao thì khả năng lợi nhuận càng cao

Quản trị rủi ro tài chính là gì? Rủi ro và lợi nhuận có tỷ lệ thuận với nhau. Việc chấp nhận mức độ rủi ro và kiểm soát chúng để đảm bảo lợi nhuận thu lại từ việc đầu tư là hiệu quả nhất.

Cần nên có chiến lược dự phòng mọi lúc mọi nơi

Cuộc sống luôn có những điều bất ngờ và trong doanh nghiệp cũng thế. Đôi lúc mọi thứ sẽ không như chúng ta mong đợi và điều này bắt buộc doanh nghiệp luôn cần có một chiến lược dự phòng để đối mặt và giải quyết kịp thời. Việc đưa ra những phương án dự phòng như quỹ tiết kiệm, quỹ dự phòng, bảo hiểm …sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu nhiều rủi ro.

Sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay?

Tùy vào mô hình kinh doanh, mà chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình nguồn vốn phù hợp. Tuy nhiên đây được xem là nguyên tắc quản trị tài chính vô cùng quan trọng bởi nếu không hiệu quả, chúng có thể là gánh nặng và cho doanh nghiệp bạn thêm một khoản nợ.

Kế hoạch hóa tài chính

Một trong những nguyên tắc cần chú trọng đến trong quản lý tài chính, chính là mọi hoạt động tài chính đều phải được dự báo và kế hoạch hóa tài chính.

Các khó khăn khi quản trị tài chính

Để quản lý được tài chính hiệu quả và theo một quy trình vận hành tốt, các doanh nghiệp sẽ gặp không ít những khó khăn ban đầu như:

  • Quá trình kiểm soát công nợ chưa được ráo riết. Chưa có chính sách xử lý công nợ nên thường xuyên dẫn đến việc thiếu tiền.
  • Kiến thức chuyên môn chưa được đầu tư nhiều. Gây ra nhiều lỗ hổng bất cập, khó giải quyết vấn đề khi có rủi ro xảy ra
  • Quản lý nguồn thu, chi dựa vào sự dự đoán. Thiếu phân tích nên không thấy được bao quát.
  • Chưa xây dựng được kế hoạch tài chính rõ ràng và theo lộ trình. Không kiểm soát được dòng tiền, kế hoạch thu trả nợ.

Vì thế một trong những vấn đề cốt lõi của việc quản trị tài chính hiệu quả chính là nhà lãnh đạo / người phụ trách. Họ là người sẽ lên kế hoạch quản lý tài chính cho doanh nghiệp. Nhưng cần phải có kiến thức và trải nghiệm để ứng dụng tốt các vấn đề xảy ra. Vậy nên học quản trị tài chính ở đâu uy tín và mang lại hiệu quả cao?

Học quản trị tài chính ở đâu tốt?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị, trung tâm mở khóa học quản lý tài chính cho doanh nghiệp. Với chất lượng và kiến thức khác nhau. Trong đó Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp – Trường Đại học Ngoại thương được biết đến là trung tâm mang đến cho học viên nhiều kiến thức thực tiễn. Nhằm giúp học viên hiểu quản trị tài chính là gì.

Hơn thế nữa, với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm. iEIT còn là nơi giao lưu và học hỏi giữa các doanh nghiệp. Nơi giúp các nhà lãnh đạo có một ngôi nhà chung cùng trao đổi các kiến thức và văn hóa doanh nghiệp với nhau.

RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments